Giải Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 10 Sinh vật Việt Nam

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 10 Sinh vật Việt Nam kèm sơ đồ tư duy trực quan, dễ hiểu và luyện tập trắc nghiệm có đáp án

Giải Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 10 Sinh vật Việt Nam

Câu hỏi mở đầu: Giới sinh vật Việt Nam đa dạng và phong phú với nhiều loài động vật, thực vật và các hệ sinh thái khác nhau. Hãy chia sẻ một số hiểu biết của em về sinh vật ở nước ta.

Trả lời:

– Việt Nam là một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới với hơn 50.000 loài đã được xác định.

– Nhiều loài động, thực vật quý hiếm:

+ Trầm hương, sâm Ngọc Linh, gõ đỏ, cẩm lai, vàng tâm,..

+ Hươu xạ, Sao la, voi, bò tót,…

– Cá thể mỗi loài có số lượng phong phú tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…

1. Sự đa dạng của sinh vật Việt Nam

Câu hỏi: Dựa vào thông tin các hình ảnh trong mục 1, hãy chứng minh sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam.

Trả lời:

* Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền:

– Về thành phần loài: Nước ta sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới với nhiều loài thực vật quý hiếm (Sâm Ngọc Linh, Trầm hương, trắc, nghiến, gỗ gụ…) và  các loài động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…).

– Về gen di truyền: Đa dạng với số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú.

* Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái

– Hệ sinh thái tại Việt Nam rất phong phú đa dạng với các kiểu hệ sinh thái:

+ Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn gồm các kiểu rừng sinh thái khác nhau, phổ biến là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với nhiều tầng lớp phủ thực vật rậm rạp cùng thành phần loài phong phú.

+ Hệ sinh thái dưới nước: gồm hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Hệ sinh thái nước mặt gồm cả các vùng nước lợ với điển hình là rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven biển,…Hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu. Các hệ sinh thái nước ngọt ở các sông, suối, hồ, đầm, ao,…

+ Hệ sinh thái nhân tạo: Được tạo nên do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng rất đa dạng (hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh, hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản,…)

2. Tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh trong mục 2, hãy chứng minh tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam.

Trả lời:

– Hiện trạng đa dạng sinh học tại Việt Nam:

+ Tính đa dạng ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng.

+ Cá thể, loài sinh vật có số lượng giảm. Một số loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng (cây gỗ quý: đinh, lim, sến, táu,…; loài động vật hoang dã quý hiếm: voi, hổ, bò tót, tê giác,…)

+ Hệ sinh thái bị phá hủy, chỉ còn lại chủ yếu là rừng thứ sinh. Một số hệ sinh thái đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá bởi con người: rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển,…

+ Nguồn gen đang suy giản do cá thể, số lượng loài suy giảm trầm trọng.

Sơ đồ tư duy Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 10 Sinh vật Việt Nam

Sơ đồ tư duy Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 10 Sinh vật Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 10 Sinh vật Việt Nam

Câu 1. Đặc điểm chung của sinh vật Viêt Nam là

A. Tương đối nhiều loài.

B. Khá nghèo nàn về loài.

C. Nhiều loài, ít về gen.

D. Phong phú và đa dạng.

Giải thích:

– Sinh vật Việt Nam phong phú, đa dạng do lãnh thổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Sự đa dạng thể hiện ở thành phần các loài sinh vật, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.

Câu 2. Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nào sau đây?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái công nghiệp.

D. Hệ sinh thái nguyên sinh.

Giải thích:

– Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái nông nghiệp – lâm nghiệp. Hệ sinh thái này ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 3. Trong các hệ sinh thái, hệ sinh thái nào sau đây ngày càng mở rộng?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp.

B. Hệ sinh thái tre nứa.

C. Hệ sinh thái nguyên sinh.

D. Hệ sinh thái ngập mặn.

Giải thích:

– Hệ sinh thái nông nghiệp ngày càng được mở rộng, chiếm khoảng 1/4 diện tích lãnh thổ.

Câu 4. Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào sau đây?

A. Cao nguyên.

B. Trung du.

C. Đồng bằng.

D. Miền núi.

Giải thích:

– Vùng đồng bằng có hệ sinh thái nông nghiệp phát triển. Khu vực đồng bằng có đất phù sa trồng cây lương thực, ngoài ra còn là nơi nuôi trồng thủy sản thuận lợi, phát triển.

Câu 5. Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào sau đây?

A. Ba Bể.

B. Ba Vì.

C. Bạch Mã.

D. Cúc Phương.

Giải thích:

– Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 34 vườn quốc gia. Vào năm 1966, Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình.

By admin