Trả lời câu hỏi Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh kèm sơ đồ tư duy trực quan, dễ hiểu và luyện tập trắc nghiệm có đáp án

Giải Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Mở đầu trang 30 Địa Lí 11: Những năm gần đây, kinh tế – xã hội của khu vực Mỹ La-tinh có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực. Kinh tế Mỹ La-tinh phát triển ra sao? Các ngành kinh tế có đặc điểm gì nổi bật?

Lời giải:

– Sự phát triển của kinh tế Mỹ La-tinh:

+ Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động do: phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

– Điểm nổi bật của các ngành kinh tế:

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa;

+ Công nghiệp phát triển mạnh về: công nghiệp chế biến, chế tạo,..

+ Các lĩnh vực dịch vụ quan trọng là: ngoại thương và du lịch

Câu hỏi trang 31 Địa Lí 11: Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế của khu vực Mỹ La-tinh.

Lời giải:

– Quy mô GDP

+ Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

+ Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1073,9 tỉ USD).

– Tốc độ tăng GDP

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động: năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 3.6%; đến năm 2010, tăng lên mốc 6.4%, tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ La-tinh chỉ đạt -6,7%.

+ Nguyên nhân của sự biến động này là do: các nước Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

– Cơ cấu kinh tế:

+ Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước Mỹ La-tinh chuyển sang nền kinh tế thị trường.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ. Trong giai đoạn từ năm 1990 – 2020: tỉ trọng của nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đã giảm 1.7%; tỉ trọng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng, giảm 4.1%; trong khi đó, nhóm ngành dịch vụ tăng 5.8%.

Câu hỏi trang 34 Địa Lí 11: Dựa vào danh mục II, hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ở khu vực Mỹ La-tinh.

Lời giải:

Trình bày đặc điểm của một ngành kinh tế

– Đặc điểm ngành nông nghiệp của Mỹ La-tinh

+ Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

+ Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả. Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,…

+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….

+ Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyển môn hoá, hiện đại hoá, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ.

Câu hỏi trang 34 Địa Lí 11: Dựa vào danh mục II, hãy kể tên một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu của khu vực.

Lời giải:

Một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chủ yếu

– Nông nghiệp:

+ Cây lương thực, có: ngô, lúa mì,…;

+ Cây công nghiệp, có: cà phê, ca cao, thuốc lá, cao su, bông, đậu tương….

+ Sản phẩm chăn nuôi, có: bò, lợn, cừu, gia cầm,…

– Công nghiệp:

+ Các sản phẩm của công nghiệp khai khoáng, gồm: đồng, bạc, kẽm, dầu mỏ,…

+ Các sản phẩm của công nghiệp chế biến, chế tạo, gồm: ô tô, máy bay,…

Luyện tập trang 34 Địa Lí 11: Dựa vào bằng 7.2 vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của khu vực Mỹ La-tinh giai đoạn 1961 – 2020. Nêu nhận xét

Giải Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Lời giải:

– Vẽ biểu đồ

Giải Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

– Nhận xét:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước Mỹ La-tinh có nhiều biến động: trong các năm 1961 và 1980, tốc độ tăng GDP tương đối ổn định (ở mốc trên 6%); năm 2000, tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức 3.6%; đến năm 2010, tăng lên mốc 6.4%; tuy nhiên, đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ La-tinh chỉ đạt -6,7%.

+ Nguyên nhân của sự biến động này là do: các nước Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội.

Luyện tập trang 34 Địa Lí 11: Hoàn thành bảng thể hiện sự phân bố một số nông sản của Mỹ La-tinh theo mẫu sau:

Giải Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Lời giải:

Giải Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Vận dụng trang 34 Địa Lí 11: Tìm hiểu về một loại nông sản xuất khẩu nổi bật (cà phê, ca cao, đậu tương,…) của Mỹ Latinh.

Lời giải:

(*) Tham khảo: một số thông tin về hoạt động trồng, xuất khẩu cà phê ở Mỹ Latinh

– Nhờ có khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt ẩm cao quanh năm, đất badan màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu dồi dào,… nên các nước Mỹ La-tinh có thế mạnh để phát triển nhiều loại cây công nghiệp, trong đó có cà phê.

– Arabica là loại cà phê được trồng nhiều nhất ở Mỹ La-tinh.

– Những nước Mỹ Latinh có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn là: Bra-xin, Pê-ru, Cô-lôm-bi-a, Mê-hi-cô,…

Sơ đồ tư duy Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh (Giải, Sơ đồ tư duy, Trắc nghiệm)

Trắc nghiệm Địa lí 11 Kết nối tri thức Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Câu 1. Khối thị trường chung Nam Mỹ gồm những quốc gia nào dưới đây?

A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay.

C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuela, Pê-ru.

D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Hiển thị đáp án
Chọn A

Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập năm 1991, các nước Bra-xin. Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung để tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kỳ. Những năm qua, khối Mec-cô-xua đã kết nạp thêm hai thành viên mới là Chi-lê, Bô-li-vi-a và đang hướng tới việc thành lập thị trường chung Liên Mĩ.

Câu 2. Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là

A. NAFTA.

B. EU.

C. MERCOSUR.

D. APEC.

Hiển thị đáp án
Chọn C

Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là MERCOSUR, được thành lập năm 1991, gồm các quốc gia: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Câu 3. Năm 2020, khu vực Mỹ Latinh đóng góp khoảng

A. 6% vào GDP của thế giới.

B. 8% vào GDP của thế giới.

C. 5% vào GDP của thế giới.

D. 7% vào GDP của thế giới.

Hiển thị đáp án
Chọn A

Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020). Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1 448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1 073,9 tỉ USD).

Câu 4. Các quốc gia nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ Latinh?

A. Ac-hen-ti-na và Pêru.

B. Bra-xin và Mê-hi-cô.

C. Pa-ra-goay và Bra-xin.

D. Mê-hi-cô và Chi-lê.

Hiển thị đáp án
Chọn B

Giữa các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh, GDP có sự chênh lệch rất lớn. Bra-xin và Mê-hi-cô là hai quốc gia có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD, trong khi đó một số quốc gia có GDP thấp, chỉ vài trăm triệu USD như Đô-mi-ni-ca, Xen-kít và Nê-vít,…

Câu 5. Khu vực Mỹ Latinh tiến hành công nghiệp hóa

A. rất sớm.

B. khá sớm.

C. muộn.

D. rất muộn.

Hiển thị đáp án
Chọn B

Khu vực Mỹ La-tinh tiến hành công nghiệp hóa khá sớm (thế kỉ XIX).

By admin