Giải Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam

Trả lời câu hỏi Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam kèm sơ đồ tư duy trực quan, dễ hiểu và luyện tập trắc nghiệm có đáp án

Giải Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam

Câu hỏi mở đầu: Hãy kể tên một số đỉnh núi cao, đồng bằng ven biển ở nước ta mà em biết

Trả lời:

– Một số đỉnh núi cao ở nước ta: Phan-xi-păng; Pu Xai lai Leng; Rào Cỏ; Ngọc Linh; Chư Yang Sin; Lang Biang,…

– Một số đồng bằng ở nước ta: Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long; Đồng bằng Thanh Hóa,…

1. Đặc điểm chung của địa hình

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 1 và hình 2.1, hãy: Xác định vị trí một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung trên bản đồ.

1. Xác định vị trí một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam

2. Trình bày một trong những đặc điểm của địa hình Việt Nam

3. Lấy ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình nước ta.

Trả lời:

1. Xác định vị trí một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam

– Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ở nước ta: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn (Trường Sơn Bắc),…

– Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung (các cánh cung lớn ở vùng núi phía Đông Bắc): Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,…

2.

* Trình bày đặc điểm: Đất nước nhiều đồi núi

– Đồi núi nước ta chủ yếu là đồi núi thấp chiến đến 3/4 diện tích phần đất liền.

– Phần núi cao (trên 2.000 m) chiếm 1% diện tích cả nước.

– Đồi núi chạy dài 1 400 km từ Tây Bắc đến vùng Đông Nam Bộ. Có nhiều vùng núi đâm lan ra sát biển hay bị biển nhấn chìm thành các quần đảo.

– Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích phần đất liền được chia thành nhiều khu vực. Dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ là điển hình cho hiện tượng chia cắt này.

3.

– Con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế,… làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên, hình thành các địa hình nhân tạo,…

+ Đê (ví dụ: đê sông Hồng,…)

+ Đập (ví dụ: đập thủy điện Hòa Bình, Trị An,…)

+ Các công trình kiến trúc đô thị (ví dụ: khu đô thị Ecopark, Ciputra Hà Nội,…).

2. Các khu vực địa hình

a) Địa hình đồi núi

Câu hỏi: Đọc thông tin mục a và quan sát các hình 2.4, 2.6, hãy: Xác định phạm vi của các vùng đồi núi ở nước ta trên bản đồ

1. Xác định phạm vi của các vùng đồi núi ở nước ta trên bản đồ

2. Trình bày đặc điểm địa hình của các khu vực đồi núi ở nước ta

Trả lời:

1.

– Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.

– Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

– Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.

– Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.

2.

– Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc: Ở phía rìa bờ trái của sông Hồng là vùng đồi núi thấp. Theo chiều Tây Bắc – Đông Nam, địa hình thấp dần. Vùng núi với độ cao trung bình phổ biến dưới 1000m. Những cánh cung lớn, vùng đồi trung du phát triển mở rộng là đặc trưng của vùng núi Đông Bắc. Địa hình các-xtơ khá phổ biến kiến tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.

– Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả với địa hình độ cao trung bình 1000 – 2000m (nơi có địa hình cao nhất cả nước). Các dãy núi cao, hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam. Đặc trưng nổi bật của vùng là địa hình bị chia cắt mạnh; Các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,… xen giữa các vùng núi đá vôi.

– Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc: Các dãy núi có độ cao trung bình 1000m, một số ít đỉnh núi cao trên 2000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m). Đồng bằng duyên hải miền Trung bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi vùng Trường Sơn Bắc đâm ngang ra biển.

– Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam: Khu vực địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên và độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc. Núi có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng. Địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xeeos tầng, trên bề mặt phủ đất đỏ badan. Một số khối núi cao nằm ở phía Bắc và Nam: Ngọc Linh (2598 m), Chư Yang Sin (2405 m), Lang Biang (2167 m),… Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ là nơi chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng (có nơi cao chưa tới 200m)

Giải Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam

b) Địa hình đồng bằng

Câu hỏi: Đọc thông tin mục b và quan sát các hình 2.1 (trang 98), 2.7, 2.8, hãy:

1. Xác định vị trí và phạm vi các khu vực địa hình đồng bằng trên bản đồ

2. Trình bày đặc điểm địa hình của một trong các khu vực đồng bằng ở nước ta

Trả lời:

* Đồng bằng sông Hồng:

– Vị trí: Đồng bằng sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34’B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5’B (huyện Kim Sơn), từ 105°17’Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7’Đ (trên đảo Cát Bà).

+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ

+ Phía Tây giáp Tây Bắc

+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ

+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

+ Phạm vi: diện tích khoảng 15.000 Km2.

* Đồng bằng sông Cửu Long:

– Vị trí: Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ:

+ Phía Bắc giáp Campuchia,

+ Phía Tây Nam là vịnh Thái Lan,

+ Phía Đông Nam là Biển Đông.

+ Phạm vi: diện tích trên 40.000 Km2.

* Các đồng bằng duyên hải miền Trung:

– Vị trí: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận. Các đồng bằng nhỏ:

+ Đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh

+ Đồng bằng Bình – Trị – Thiên; Đồng bằng Nam – Ngãi

+ Đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa

+ Đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận.

+ Phạm vi: tổng diện tích khoảng 15.000 Km2.

Giải Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam

c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa

Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục c, hãy:

1. Trình bày đặc điểm các kiểu địa hình bờ biển của nước ta

2. Nêu đặc điểm của thềm lục địa nước ta

Trả lời:

1.

– Bờ biển dài 3260 km, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Có hai kiểu địa hình chính:

+ Bờ biển bồi tụ: nhiều bãi bùn rộng, hệ sinh thái rừng cây ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

+ Bờ biển mài mòn: rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió, nhiều bãi cát.

2.

+ Các vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ nông, mở rộng

+ Vùng biển miền Trung sâu và thu hẹp.

3. Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

Câu hỏi: Đọc thông tin mục b, hãy lấy ví dụ về ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở một trong những khu vực địa hình của nước ta.

Trả lời:

* Ảnh hưởng của địa hình đối với khai thác kinh tế ở khu vực đồng bằng

– Thế mạnh:

+ Nông nghiệp, thủy sản: Là vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ, đánh bắt nuôi trồng thủy sản,… của cả nước (Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long)

+ Có điều kiện thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh,…

– Hạn chế:

+ Dân cư đông đúc với lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời => nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức.

+ Môi trường tự nhiên đang bị suy thoái.

Sơ đồ tư duy Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam

Sơ đồ tư duy Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam

Trắc nghiệm Địa Lí 8 Kết nối tri thức Bài 2: Địa hình Việt Nam

Câu 1. Ở nước ta, địa hình đồi núi thấp dưới 1000m chiếm khoảngA. 55% của phần đất liền Việt Nam.

A. 55% của phần đất liền Việt Nam.

B. 65% của phần đất liền Việt Nam.

C. 75% của phần đất liền Việt Nam.

D. 85% của phần đất liền Việt Nam.

Giải thích:

– Khu vực đồi núi nước ta chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Vùng đồi núi thấp với độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích; khu vực đồi núi cao trên 2000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

Câu 2. Địa hình nước ta có hướng nghiêng chung nào sau đây?

A. Tây – Đông.

B. Bắc – Nam.

C. Tây Bắc – Đông Nam.

D. Đông Bắc – Tây Nam.

Giải thích:

– Nước ta có địa hình với độ cao giảm dần từ nội địa ra biển (tây bắc – đông nam). Hướng tây bắc – đông nam là hướng điển hình của các dãy núi: Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,…

Câu 3. Địa hình nước ta có hướng chủ yếu nào dưới đây?

A. Tây Bắc – Đông Nam và Tây đông.

B. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

C. Tây Đông và Đông Bắc – Tây Nam.

D. Vòng cung và Đông Bắc – Tây Nam.

Giải thích:

– Nước ta có địa hình chạy theo hai hướng chính:

+ Tây Bắc – Đông Nam (Con Voi, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc,…)

+ Vòng cung (vùng núi Đông Bắc với các dãy núi tiêu biểu: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều)

Câu 4. Ở nước ta, đồi núi chiếm

A. 2/3 diện tích đất liền.

B. 1/2 diện tích đất liền.

C. 3/4 diện tích đất liền.

D. 1/4 diện tích đất liền.

Giải thích:

– Đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền (3/4 diện tích), chủ yếu là đồi núi thấp.

– Đồi núi chạy dài 1400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ và có nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo.

Câu 5. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ ở nước ta địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt

A. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

B. Địa hình có hai hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung.

C. Trải qua quá trình địa chất lâu dài; phân thành các bậc kế tiếp nhau.

D. Bị phong hóa mạnh mẽ; nhiều nơi bị xâm thực và xuất hiện đê, đập.

Giải thích:

– Địa hình nước ta có tính chất phân bậc khá rõ rệt:

+ Lãnh thổ nước ta trải qua quá trình kiến tạo, địa chất cách đây hàng chục triệu năm nên các vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp và thoải.

+ Quá trình vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm cho địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình lớn kế tiếp nhau: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa. Thêm vào đó là có bậc địa hình nhỏ: bề mặt san bằng, các cao nguyên xếp tầng, các bậc thềm sông, địa hình thềm biển,…

By admin