Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Cánh diều Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật kèm sơ đồ tư duy trực quan, dễ hiểu và luyện tập trắc nghiệm có đáp án
Giải Sinh học 11 Cánh diều Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Câu hỏi mở đầu: Những loài động vật trong hình 6.1 ăn những thức ăn khác nhau, quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của chúng có khác nhau không? Tại sao?
Lời giải:
Những loài động vật trong hình 6.1 ăn những thức ăn khác nhau, nhưng quá trình tiêu hóa và dinh dưỡng của chúng lại vừa giống vừa khác nhau:
– Giống nhau: Quá trình biến đổi thức ăn của các động vật trên đều diễn ra trong ống tiêu hóa và thông qua quá trình đó tạo thành chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ được.
– Khác nhau:
+ Tùy cấu tạo cơ thể nên mỗi loại động vât có cách lấy thức ăn khác nhau: Muỗi lấy thức ăn bằng cách ăn hút nhờ vòi chích lỗ. Trâu, sử tử lấy thức ăn bằng cách ăn thức ăn rắn thông qua gặm và cắn xé con mồi.
+ Mỗi loại cũng có cách tiêu hóa thức ăn khác nhau: Muỗi, sư tử tiêu hóa thức ăn nhanh hơn ở trâu do nguồn thức ăn của chúng giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa hơn; ở trâu, quá trình tiêu hóa thức ăn còn có sự tham gia của hệ vi sinh vật cộng sinh;…
I. Quá trình dinh dưỡng ở động vật
Câu hỏi: Quan sát hình 6.2, nêu tên và mô tả các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở người.
Lời giải:
Quá trình dinh dưỡng ở người trải qua 5 giai đoạn chính:
+ Giai đoạn 1 là lấy thức ăn: Thức ăn được đưa vào miệng,thông qua quá trình nhai được đưa xuống dạ dày.
+ Giai đoạn 2 là Tiêu hóa thức ăn: Quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra trong ống tiêu hóa và thông qua quá trình quá trình tiêu hóa cơ học thức ăn được tiêu hóa ngoại bào từ đó tạo thành chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ được
+ Giai đoạn 3 là Hấp thụ chất dinh dưỡng: Quá trình này được diễn ra chủ yếu ở ruột non. Chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và mạch bạch huyết.
+ Giai đoạn 4 là Tổng hợp (đồng hóa) các chất: Các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ được vận chuyển đến các tế bào để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống.
+ Giai đoạn 4 là Thải chất cặn bã: Ngoài các chất dinh dưỡng thì trong cơ thể còn có những chất thải cặn bã không hấp thụ được. Những chất đó sẽ đi vào ruột già và biến đổi thành phân rồi đào thải ra ngoài qua hậu môn.
Luyện tập trang 40 Sinh học 11: Quan sát hình 6.2, hình 6.3, hình 6.4 và mô tả đặc điểm từng giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở mỗi loài theo bảng 6.1.
Lời giải:
Bảng 6.1. Quá trình dinh dưỡng ở bọt biển, thủy tức và người
II. Tiêu hóa ở động vật
Câu hỏi: Sắp xếp các loài: sán lá, giun đất, gà, cá, chó, bọt biển, vào các nhóm: chưa có cơ quan tiêu hóa, có túi tiêu hóa, có ống tiêu hóa.
Lời giải:
– Nhóm chưa có cơ quan tiêu hóa: bọt biển.
– Nhóm có túi tiêu hóa: sán lá.
– Nhóm có ống tiêu hóa: giun đất, gà, cá, chó.
III. Ứng dụng về dinh dưỡng và tiêu hóa ở người
câu hỏi: Quan sát bảng 6.2 và cho biết sự khác nhau về nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
Lời giải:
Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở các độ tuổi, giới tính, tình trạng mang thai và hoạt động thể lực là khác nhau:
– Theo độ tuổi: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành rồi giảm dần khi tuổi về già. Lý do nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng tăng dần đến tuổi trưởng thành là vì độ tuổi này cần nhiều năng lượng cho hoạt động sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ. Ngược lại, khi tuổi càng về già, quá trình sinh trưởng và phát triển giảm dần nên nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng giảm dần.
– Theo giới tính: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở nam thường cao hơn ở nữ vì nam giới thường có quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất mạnh mẽ hơn nữ giới.
– Theo tình trạng mang thai: Nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao hơn phụ nữ không mang thai vì phụ nữ mang thai cần nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng hơn bình thường để có thể có nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.
– Theo hoạt động thể lực: Người hoạt động thể lực nhẹ có nhu cầu năng lượng và các cất dinh dưỡng thấp hơn người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng và ngược lại vì người hoạt động thể lực nhẹ không cần tiêu hao quá nhiều năng lượng còn những người hoạt động thể lực trung bình và người hoạt động thể lực nặng lại cần nhiều năng lương hơn để hoạt động.
Câu hỏi: Vitamin, chất khoáng và chất xơ không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng thiếu các chất này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Thiếu vitamin A, vitamin C, vitamin B1, vitamin D, calcium, chất xơ có thể gây ra những bệnh gì?
Lời giải:
Vitamin, chất khoáng và chất xơ không cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng thiếu các chất này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng:
– Nếu thiếu vitamin A thì chúng ta sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến mắt như quáng gà, khô mắt; hoặc bệnh liên quan đến da như ngứa, khô, tróc vảy, da sần sùi,… Ngoài ra, thiếu hụt vitamin A còn gây xơ gan hoặc ứ mật mãn tính….
– Nếu thiếu vitamin C thì cơ thể chúng ta sẽ có các triệu chứng như mệt mỏi, thở nông, da dẻ thô ráp, vết thương chậm lành và có những nốt xuất huyết. Không những vậy, chúng ta còn có nguy cơ mắc các bệnh như thiếu máu, loãng xương, thoái hóa khớp, tim mạch, scorbut, ung thư,…
– Nếu thiếu vitamin B1 sẽ khiến cơ thể ăn uống không ngon miệng, sút cân nhanh chóng, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược, mệt mỏi, thiếu sức sống, khó thở, rối loạn nhịp tim, yếu cơ, mờ mắt, ảnh hưởng đến dây thần kinh vận động,…
– Nếu thiếu vitamin D thì sẽ dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ em và bệnh loãng xương ở người lớn. Ngoài ra, thiếu vitamin D còn dẫn tới nguy cơ cao mắc các bệnh lí tim mạch, suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi, gây ra hen suyễn ở trẻ em và gây ung thư,…
– Nếu thiếu calcium: Ở trẻ em, thiếu calcium sẽ gây bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, biến dạng xương, chân vòng kiềng, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn nội tiết tố, rối loạn giấc ngủ, co giật các cơ, suy yếu hệ miễn dịch,… Ở người lớn, thiếu calcium sẽ gây bệnh loãng xương, nứt viêm da, phong thấp, hội chứng hạ calcium máu, viêm loét đường tiêu hóa, suy nhược thần kinh, bệnh tim, xơ cứng động mạch,…
– Nếu thiếu chất xơ, cơ thể bị tăng nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh trĩ, bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường,…
Vận dụng: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4.
Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.4 trang 44 Sinh học 11
• Hãy thiết kế một áp phích trình bày về lợi ích của thực phẩm sạch, an toàn đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa.
• Đề xuất một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình em.
• Tiến hành điều tra về tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục.
Lời giải:
• Một số biện pháp dinh dưỡng phù hợp cho bản thân và những người trong gia đình:
– Có chế độ dinh dưỡng cân đối, phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.
– Sử dụng thực phẩm sạch, an toàn, rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ.
– Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm.
– 6 tháng đến 1 năm nên đi kiểm tra sức khỏe 1 lần để biết cơ thể mình như nào.
• Tiến hành điều tra về tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường em. Báo cáo kết quả thực hiện dự án: thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục.
Học sinh tiến hành điều tra để thống kê thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng của học sinh tại trường.
Tham khảo một số thông tin:
Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Cánh diều Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 6: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật
Câu 1: Sau giai đoạn tiêu hóa và hấp thụ, chất dinh dưỡng được vận chuyển đến từng tế bào nhờ
A. hệ bài tiết.
B. hệ tuần hoàn.
C. hệ hô hấp.
D. hệ nội tiết.
Giải thích:
Sau 3 giai đoạn 3 là lấy thức ăn, tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng thì giai đoạn 4 là Tổng hợp (đồng hóa) các chất. Trong qáu trình này, các chất dinh dưỡng được hấp thụ sẽ được vận chuyển đến các tế bào để tổng hợp thành những chất cần thiết cho các hoạt động sống nhờ hệ tuần hoàn.
Câu 2: Trình tự các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở người là
A. lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → tổng hợp các chất → hấp thụ chất dinh dưỡng → thải chất cặn bã.
B. hấp thụ chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn → lấy thức ăn → tổng hợp các chất → thải chất cặn bã.
C. lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → hấp thụ chất dinh dưỡng → tổng hợp các chất → thải chất cặn bã.
D. lấy thức ăn → hấp thụ chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn → tổng hợp các chất → thải chất cặn bã.
Giải thích:
Có 4 giai đoạn trong quá trình dinh dưỡng ở người. Trình tự các giai đoạn của quá trình dinh dưỡng ở người là lấy thức ăn → tiêu hóa thức ăn → hấp thụ chất dinh dưỡng → tổng hợp các chất → thải chất cặn bã.
Câu 3: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào?
A. Tiêu hóa nội bào.
B. Tiêu hóa ngoại bào.
C. Tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa bằng ống tiêu hóa.
Giải thích:
Khác con người, động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào).
Câu 4: Nhóm động vật nào dưới đây tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa?
A. Trùng roi, trùng đế giày, trùng amip.
B. Thủy tức, trùng đế giày, châu chấu.
C. Bọt biển, thủy tức, giun đất.
D. Giun, châu chấu, chim bồ câu.
Giải thích:
Nhóm động vật tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gồm Giun, châu chấu, chim bồ câu.
Câu 5: Phát biểu nào không đúng khi nói về tiêu hóa ở động vật?
A. Ở đa số các loài động vật, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào.
B. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và nội bào.
C. Ống tiêu hóa có ở hầu hết các động vật không xương sống và có xương sống.
D. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa và được tiêu hóa ngoại bào nhờ quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học.
Giải thích:
Khác con người, động vật chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong tế bào). Vì thế đáp án Ở đa số các loài động vật, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức tiêu hóa nội bào là sai.