Trả lời câu hỏi Sinh học 11 Cánh diều Bài 7: Hô hấp ở động vật kèm sơ đồ tư duy trực quan, dễ hiểu và luyện tập trắc nghiệm có đáp án
Giải Sinh học 11 Cánh diều Bài 7: Hô hấp ở động vật
Câu hỏi mở đầu: Tại sao bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tốc độ lây lan nhanh chóng và có thể dẫn đến tử vong?
Lời giải:
Một trong những nguyên nhân làm cho bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra có tốc độ lây lan nhanh chóng là khả năng lây truyền của virus thông qua đường hô hấp. Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền từ người này sang người khác qua những giọt nước bị nhiễm virus phát tán khi người nhiễm bệnh hoặc hắt hơi.
Bệnh COVID-19 do virus SARS-CoV-2 có thể dẫn đến tử vong chủ yếu là do virus gây tổn thương nặng nề đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể. Virus này có khả năng tấn công các tế bào trong đường hô hấp, gây viêm nhiễm và suy giảm khả năng trao đổi khí oxi trong phổi, gây hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS), trạng thái nghiêm trọng có thể dẫn đến suy giảm chức năng của phổi và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, virus cũng có thể gây tổn thương cho tim mạch, thận, và gây các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng.
I. Vai trò của hô hấp
Câu hỏi: Quan sát hình 7.1 và cho biết vai trò của hô hấp. Nêu mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào.
Lời giải:
Vai trò của hô hấp: Hô hấp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp O2 từ môi trường cho hô hấp tế bào, làm nguồn năng lượng cho các hoạt động sống. Ngoài ra, qua quá trình hô hấp, CO2 được tạo ra và được đào thải ra khỏi cơ thể, giúp duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào: Quá trình trao đổi khí với môi trường đưa O2 vào cơ thể và CO2 ra khỏi cơ thể. O2 sau đó tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, còn CO2, do hô hấp tế bào tạo ra, được vận chuyển trở lại đến bề mặt trao đổi khí và sau đó được đào thải ra môi trường. Mối quan hệ giữa hai quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào diễn ra chặt chẽ, gắn bó mật thiết, nếu một trong hai quá trình ngừng lại thì quá trình kia không thể diễn ra.
II. Các hình thức trao đổi khí với môi trường ở động vật
Câu hỏi: Quan sát hình 7.1, 7.2, 7.3, 7.4, hoàn thành bảng 7.1 trang 46 Sinh học 11.
Lời giải:
Câu hỏi: Sắp xếp các loài sau vào nhóm trao đổi khí qua bề mặt cơ thể, ống khí, mang hoặc phổi: gà, cá heo, ếch, cá mập, mèo, ve sầu, cá sấu, thủy tức.
Lời giải:
– Nhóm trao đổi khí qua bề mặt cơ thể: ếch, thủy tức.
– Nhóm trao đổi khí qua ống khí: ve sầu.
– Nhóm trao đổi khí qua mang: cá mập.
– Nhóm trao đổi khí qua phổi: gà, cá heo, ếch, mèo, cá sấu.
III. Bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp
Câu hỏi: Quan sát hình 7.6, nêu sự khác biệt ở phế nang và phế quản giữa người bình thường và người mắc bệnh hô hấp
Lời giải:
Sự khác biệt ở phế nang và phế quản giữa người bình thường và người mắc bệnh hô hấp:
Đối tượng
Bộ phận |
Người bình thường | Người mắc bệnh hô hấp |
Phế nang | – Có kích thước nhỏ.
– Không có hiện tượng viêm và xơ hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí. |
– Thường có kích thước lớn do thành phế nang bị phá hủy.
– Một số phế nang bị viêm, bị phá hủy và xơ hóa dẫn đến tình trạng ứ đọng không khí. |
Phế quản | – Đường dẫn khí bình thường, không có hiện tượng bị thu hẹp. | – Đường dẫn khí có hiện tượng bị thu hẹp và tăng tiết chất nhày. |
Vận dụng
Tại sao nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt?
Tại sao nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O2?
Lời giải:
– Nuôi ếch cần chú ý giữ môi trường ẩm ướt vì: Bởi ếch hô hấp chủ yếu qua da. Nếu môi trường không đủ ẩm, da ếch sẽ bị khô và cản trở quá trình trao đổi khí qua da, làm giảm khả năng hấp thụ oxy. Do đó, nếu môi trường không đủ ẩm ếch sẽ bị chết.
– Nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O2 vì: Trong quá trình nuôi tôm và cá trong ao hồ, dễ xảy ra tình trạng thiếu hụt oxy đặc biệt khi có mật độ tôm, cá cao và diện tích ao hồ giới hạn. Việc sử dụng máy sục O2 là quan trọng để tăng cường nồng độ oxy tan trong nước, cung cấp đủ oxy cho hô hấp của tôm và cá giúp duy trì sức khỏe, tăng trưởng nhanh chóng. Đồng thời cung cấp oxy đủ giúp tôm cá hô hấp tốt và sinh trưởng khỏe mạnh.
Vận dụng:
Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 7.2.
• Hãy lập một bảng kế hoạch và thực hiện việc tập thể dục, thể thao đều đặn.
• Nêu ý nghĩa của việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá.
Lời giải:
– Học sinh tìm hiểu thông tin qua sách báo hoặc internet để hoàn thành bảng 7.2.
Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Cánh diều Bài 7
Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 7: Hô hấp ở động vật
Câu 1: Ở động vật, quá trình trao đổi khí với môi trường được thực hiện qua
A. ống trao đổi khí.
B. bề mặt trao đổi khí.
C. áp suất trao đổi khí.
D. thể tích trao đổi khí.
Giải thích:
Ở động vật, quá trình trao đổi khí với môi trường được thực hiện qua bề mặt trao đổi khí.
Câu 2: Phát biểu nào không đúng khi nói về hô hấp tế bào ở động vật?
A. Hô hấp tế bào ở động vật diễn ra tương tự hô hấp tế bào ở sinh vật nhân thực khác.
B. Hô hấp tế bào ở động vật cần sử dụng oxygen và sản sinh ra carbon dioxide.
C. Hô hấp tế bào ở động vật tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
D. Hô hấp tế bào ở động vật sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển đổi thành năng lượng ATP cung cấp cho tế bào và cơ thể.
Giải thích:
D – Sai. Hô hấp tế bào ở động vật sử dụng năng lượng hóa học có trong các hợp chất hữu cơ để chuyển thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Câu 3: Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra khi
A. trong môi trường đều có khí oxygen và khí carbon dioxide.
B. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
C. có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hệ thống ống khí và bề mặt cơ thể.
D. trong môi trường có hàm lượng khí carbon dioxide cao hơn nhiều so với hàm lượng khí oxygen trong cơ thể.
Giải thích:
Quá trình trao đổi khí ở động vật diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp oxygen và carbon dioxide giữa hai phía của bề mặt trao đổi khí.
Câu 4: Hình thức trao đổi khí qua ống khí có ở các động vật nào sau đây?
A. Bọt biển, giun tròn, giun dẹp.
B. Châu chấu, ong, dế mèn.
C. Con trai, ốc, tôm.
D. Chim bồ câu, thỏ, thằn lằn.
Giải thích:
Trao đổi khí qua hệ thống ống khí có ở các côn trùng như châu chấu, ong, ruồi, dế mèn, gián,…
Câu 5: Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với khi hít vào phổi?
A. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
B. Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
C. Vì một lượng O2 đã oxi hoá các chất trong cơ thể.
D. Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.
Giải thích:
Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.