Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật (Giải, Sơ đồ tư duy, Trắc nghiệm)

Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật kèm sơ đồ tư duy trực quan, dễ hiểu và luyện tập trắc nghiệm có đáp án

Giải Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Câu hỏi mở đầu: Cơ chế nào giúp cơ thể chống lại bệnh? Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng phòng chống bệnh của cơ thể?

Lời giải:

– Cơ chế miễn dịch là cơ chế giúp cơ thể ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những tác nhân gây bệnh.

– Để tăng cường khả năng phòng chống bệnh của cơ thể, chúng ta nên:

+ Ngủ đủ giấc, có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.

+ Có chế độ ăn uống khoa học, uống đủ nước.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

+ Khám sức khỏe định kỳ để biết sớm các bệnh mình mắc phải.

I. Nguyên nhân gây bênh ở người và động vật

câu hỏi: Khi nào một cơ thể được coi là bị bệnh? Nêu các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật.

Lời giải:

– Một cơ thể được coi là bị bệnh khi có sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng của các tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Khi đó, cơ thể chúng ta sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn,…

– Các nguyên nhân gây bệnh ở người và động vật:

+ Do tác nhân vật lí bởi các tia bức xạ, tia phóng xạ,…hay do tác nhân hóa học khi tiếp xúc với các chất độc hại hoặc do các tác nhân sinh học như virus, vi khuẩn, nấm,…).

+ Do rối loạn di truyền, thoái hóa, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt,…

Luyện tập trang 61 Sinh học 11: Sắp xếp các bệnh sau vào nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên trong hoặc bên ngoài: viêm đường hô hấp cấp, gout, hở van tim, sốt xuất huyết, ghẻ, cảm cúm, béo phì.

Lời giải:

– Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên trong: gout, hở van tim, béo phì.

– Nhóm bệnh gây ra do nguyên nhân bên ngoài: viêm đường hô hấp cấp, sốt xuất huyết, ghẻ, cảm cúm.

II. Miễn dịch ở người và động vật

Câu hỏi:

• Miễn dịch có vai trò gì? Kể tên một số cơ quan, tế bào của hệ miễn dịch người.

• Nêu khái quát thành phần và vai trò của từng tuyến miễn dịch.

Lời giải:

• Miễn dịch có vai trò ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.

– Một số cơ quan của hệ miễn dịch ở người là tủy xương, tuyến ức, hạch bạch huyết, lá lách, da, niêm mạc,…Còn một số tế bào của hệ miễn dịch ở người là đại thực bào, tế bào tua, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào lympho,…

Câu hỏi: Phân biệt miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

Lời giải:

Giải Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Câu hỏi: Kể tên các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu. Nêu vai trò của những thành phần đó.

Lời giải:

– Các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu gồm hàng rào bề mặt cơ thể và hàng rào bên trong. Hàng rào bề mặt cơ thể gồm da, niêm mạc, dịch nhày; các chất tiết của cơ thể còn hàng rào bên trong là các tế bào thực bào, tế bào giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,…

– Vai trò của những thành phần trên:

+ Hàng rào bề mặt cơ thể có vai trò chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.

+ Hàng rào bên trong cơ thể có vai trò loại bỏ tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể.

Câu hỏi: Mô tả cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể.

Lời giải:

Cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể: Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bề mặt cơ thể. Nếu nó có thể thoát khỏi hàng rào bề mặt cơ thể thì chúng sẽ gặp phải sự bảo vệ của hàng rào bên trong cơ thể.

Câu hỏi:

• Trình bày cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu.

• Cho biết vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào.

Lời giải:

• Cơ chế hoạt hóa tuyến miễn dịch đặc hiệu:

Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập cơ thể nó sẽ bị các tế bào thực bào sẽ tiêu diệt và trình diện kháng nguyên trên bề mặt tế bào. Tế bào trình diện kháng nguyên kích hoạt các tế bào T hỗ trợ. Khi được kích hoạt, tế bào T hỗ trợ tăng sinh và kích hoạt tế bào B và T độc thực hiện đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

• Vai trò của miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào:

+ Vai trò của miễn dịch dịch thể: Tế bào plasma sản sinh kháng thể để liên kết đặc hiệu và bất hoạt kháng nguyên trong dịch cơ thể giúp các tế bào thực bào dễ dàng bắt giữ và loại bỏ kháng nguyên. Các tế bào B nhớ tạo thành trí nhớ miễn dịch giúp cơ thể chống lại kháng nguyên nhanh và hiệu quả hơn nếu kháng nguyên này lại tiếp tục xâm nhập vào cơ thể.

+ Vai trò của miễn dịch qua trung gian tế bào: Tế bào T độc liên kết đặc hiệu với các tế bào bị nhiễm, đồng thời sản sinh enzyme và perforin làm cho các tế bào nhiễm bệnh bị phân hủy.

Câu hỏi: Phân tích ý nghĩa và vai trò của việc sử dụng vaccine.

Lời giải:

Việc sử dụng vaccine có thể chủ động tăng cường miễn dịch đặc hiệu của cơ thể người hoặc động vật: Vaccine là chế phẩm có chứa kháng nguyên hoặc chất sản sinh kháng nguyên. Khi đưa vào cơ thể sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên, đồng thời, ghi nhớ kháng nguyên. Nhờ hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau. Nhờ đó, cơ thể ít bị bệnh.

Câu hỏi:

• Nêu nguyên nhân và cơ chế của dị ứng.

• Giải thích tại sao bác sĩ thường phải thử thuốc trước khi tiêm kháng sinh?

Lời giải:

• Nguyên nhân và cơ chế của dị ứng:

– Nguyên nhân của dị ứng: Hệ thống miễn dịch ở người phản ứng quá mức với dị nguyên. Dị nguyên có thể có trong thức ăn, nọc độc của côn trùng, nấm mốc, thuốc, phấn hoa,…

– Cơ chế của dị ứng: Khi vào trong cơ thể, dị nguyên sẽ liên kết với kháng thể trên bề mặt tế bào mast và kích hoạt tế bào mast giải phóng histamine và những chất gây phản ứng viêm. Những chất này sẽ kích hoạt nhiều loại tế bào và có thể gây các triệu chứng như hạ huyết áp, mẩn ngứa, sốc phản vệ, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ức chế quá trình hô hấp,…

• Bác sĩ thường phải thử thuốc trước khi tiêm kháng sinh vì: Trong thành phần của thuốc kháng sinh có chứa dị nguyên, có thể gây dị ứng ở một số người bệnh. Vì vậy, cần phải thử mức độ phản ứng của người bệnh với thuốc kháng sinh trước khi sử dụng, nhờ đó, tránh những phản ứng phụ không mong muốn khi dùng thuốc kháng sinh.

Câu hỏi: Vì sao người bị bệnh HIV/AIDS thường bị mắc một số bệnh cơ hội?

Lời giải:

Người bị bệnh HIV/AIDS thường bị mắc một số bệnh cơ hội vì: Khi cơ thể bị nhiễm HIV, virus tấn công vào các tế bào của hệ miễn dịch, đặc biệt là các tế bào T hỗ trợ. Sự suy giảm của các tế bào miễn dịch này sẽ làm cho hệ miễn dịch của người bệnh yếu đi. Do đó, người bị bệnh HIVAIDS dễ dàng mắc một số bệnh cơ hội.

Câu hỏi: Phân tích một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư.

Lời giải:

Một số cơ chế làm suy giảm hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư là do có khối u phát triển trên da và màng nhày, có các khối u lớn đè lên các cơ quan, bộ phận cơ thể hay có một số tế bào ung thư xâm nhập vào tế bào tủy xương. Ngoài ra, việc sử dụng các liệu pháp điều trị ung thư như dùng thuốc, hóa trị hoặc xạ trị cũng làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh.

Câu hỏi: Giải thích tên gọi “bệnh tự miễn”. Kể tên một số bệnh tự miễn mà em biết.

Lời giải:

– Gọi là “bệnh tự miễn” vì bệnh này xảy ra do hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại một số phân tử của chính cơ thể vì nhầm tưởng đó là kháng nguyên.

– Một số bệnh tự miễn: Lupus ban đỏ toàn thân, đái tháo đường tuýp 1, viêm khớp dạng thấp, vẩy nến, đa xơ cứng,…

Vận dụng:

• Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu.

• Giải thích vì sao có một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời.

• Thực hiện điều tra tiêm phòng dịch và hoàn thành bảng 9.1

Giải Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Chúng ta nên làm gì để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu

Lời giải:

• Một số biện pháp để tăng cường khả năng bảo vệ của tuyến miễn dịch không đặc hiệu:

– Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp

– Duy trì chế độ vận động điều độ.

– Giữ gìn vệ sinh cơ thể.

• Một số bệnh như sởi, quai bị và đậu mùa,… thường chỉ mắc một lần trong đời vì khi mắc những bệnh này lần đầu tiên, cơ thể sẽ hình thành kháng thể có khả năng nhận diện và tiêu diệt tác nhân gây bệnh nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở lần sau, mang đến khả năng miễn dịch suốt đời.

Sơ đồ tư duy Sinh học 11 Cánh diều Bài 9

Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật (Giải, Sơ đồ tư duy, Trắc nghiệm)

Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 9: Miễn dịch ở người và động vật

Câu 1: Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tụ đủ các yếu tố là

A. có khả năng gây bệnh và có trong môi trường sống,

B. có khả năng gây bệnh và có con đường xâm nhiễm phù hợp.

C. có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.

D. có trong môi trường sống, tiếp xúc với vật chủ và số lượng đủ lớn.

Giải thích:

Cơ thể chỉ bị bệnh khi tác nhân gây bệnh hội tủ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, có con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng đủ lớn.

Câu 2: Nhóm các bệnh nào sau đây thuộc loại bệnh truyền nhiễm?

A. Cúm, cận thị, nấm da, HIV/AIDS.

B. Cúm, sốt rét, nấm da, HIV/AIDS.

C. Ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp.

D. Ung thư, cận thị, HIV/AIDS.

Giải thích:

Cúm, sốt rét, nấm da, HIV/AIDS thuộc loại bệnh truyền nhiễm.

Cận thị, ung thư, loãng xương, thoái hóa khớp thuộc loại bệnh không truyền nhiễm.

Câu 3: Miễn dịch có vai trò gì đối với cơ thể người và động vật?

A. Vận chuyển bạch cầu đến các tế bào và cơ quan của cơ để để tiêu diệt mầm bệnh.

B. Bảo vệ cơ thể chống lại tất cả các mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

C. Ngăn chặn, nhận biết các tác nhân gây bệnh từ môi trường và loại bỏ chúng trước khi chúng tiếp xúc với cơ thể.

D. Ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh.

Giải thích:

Miễn dịch có vai trò ngăn chặn, nhận biết và loại bỏ những thành phần bị hư hỏng hoặc các tác nhân gây bệnh, nhờ đó mà cơ thể ít bị bệnh.

Câu 4: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh truyền nhiễm?

A. Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác.

B. Chỉ cần có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể là có thể gây bệnh trong bất kì điều kiện nào.

C. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật gây ra.

D. Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần hội tụ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng lớn.

Giải thích:

Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác, tác nhân gây bệnh chủ yếu do virus, vi khuẩn, nấm, nguyên sinh vật gây ra. Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần hội tụ đủ 3 yếu tố: có khả năng gây bệnh, con đường xâm nhiễm phù hợp và số lượng lớn, do đó không phải chỉ cần có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể là có thể gây bệnh trong bất kì điều kiện nào.

Câu 5: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở miễn dịch đặc hiệu?

A. Có ở tất cả động vật.

B. Không hình thành trí nhớ miễn dịch.

C. Hình thành trong đời sống của từng cá thể.

D. Đáp ứng tức thời.

Giải thích:

Miễn dịch đặc hiệu được hình thành trong đời sống của từng cá thể; có ở động vật có xương sống; đáp ứng chậm và hình thành trí nhớ miễn dịch

By admin